KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU
Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ ngày 3/9/2018 đến 28/9/2018
TT | Mục Tiêu | Nội dung giáo dục | Hoạt động giáo dục | |
Lĩnh vực Phát triển thể chất | ||||
* Phát triển vận động | ||||
1 | - Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn | - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: + Đưa 2 tay đưa lên cao ra phía trước, sang 2 bên. - Lưng, bụng, lườn: + Cúi về phía trước. - Chân: + Co duỗi chân | Các bài tập thể dục sáng: - Hô hấp: hít vào thở ra - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên - Lưng, bụng, lườn: + Đứng cúi người về trước - Chân: + Co duỗi chân | |
2 | Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động Đi kiễng gót liên lục 3m | + Đi kiễng gót | - Hoạt động học: Đi kiễng gót
| |
4 | Trẻ có thể phối hợp tay - mắt trong vận động: - Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm). | + Đập và bắt bóng tại chỗ + Lăn bóng và đi theo bóng
| -Hoạt động học: + Đập và bắt bóng tại chỗ + Lăn bóng và đi theo bóng - Trẻ thường xuyên tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt | |
| Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: ` Bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài. | + bò theo hướng thẳng | -Hoạt động học: + bò theo hướng thẳng | |
6 | Trẻ thực hiện được các vận động: - Xoay tròn cổ tay. - Gập, đan ngón tay vào nhau. | - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay. - Đan, tết. | - Hoạt động chơi Dùng sự khéo léo của đôi tay để chơi trò chơi: xâu chuỗi hạt, chi chi chành chành, quả bóng | |
7 | Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: - Vẽ được hình tròn theo mẫu - Cắt thẳng được một đoàn 10 cm - Xếp chồng 8 - 10 khối không đổ. - Tự cài, cởi cúc | - Xếp chồng các hình khối khác nhau. - Xé, gián giấy. - Sử dụng kéo, bút. - Tô vẽ nghệch ngoạc. ` Cài, cởi cúc |
+ Chơi xếp hình bằng hột hạt, sỏi + Tô màu con đường tới trường + Xếp hình ngôi nhà - Hoạt động vệ sinh cá nhân + Trẻ cởi cúc áo thay quần áo | |
* Dinh dưỡng và sức khỏe | ||||
8 | Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...) | Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...) | - Hoạt động ăn: + Tổ chức giờ ăn cho trẻ. + Quan sát và đàm thoại với trẻ một số thực phẩm món ăn quen thuộc mà trẻ được ăn hàng ngày “ Thịt lợn, thịt cá, trứng rán, rau cải, rau đay,...”
| |
17 | Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: - Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt... - Không leo trèo bàn ghế, lan can. - Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường.. | - Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt... - Không leo trèo bàn ghế, lan can. - Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường.. | - Hoạt động ăn: + Cô nhắc trẻ trong giờ ăn khôngđược cười đùa, nói chuyện sẽ mất vệ sinh và dễ bị nghẹn, hóc thức ăn. - Hoạt động chơi: + Trong giờ chơi không được trèo lên lan can, bàn ghế dễ bị sảy ra tai nạn + Không đi theo người lạ ra khỏi trường | |
Lĩnh vực phát triển nhận thức | ||||
* Khám phá khoa học | ||||
26 | Trẻ biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo. | - Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi | - Hoạt động chơi Cô cho trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi trong lớp, trẻ quan sát và nói được đặc điểm nổi bật đồ dùng đồ chơi trong lớp Sắc xô, Cái bút, cái bàn, cái ghế, ... | |
* Khám phá xã hội | ||||
31 | Trẻ nói được tên trường/lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. | - Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo. - Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp các hoạt động của trẻ ở trường. | - Hoạt động học: + KPKH: “Trò chuyện về lớp học của bé”. Cô hỏi trẻ về tên lớp, tên cô giáo và các bạn trong lớp Giáo dục trẻ đến lớp phải nghe lời cô giáo chơi đoàn kết với bạn bè | |
* Làm quen với toán | ||||
36 | Trẻ biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5. | - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng | - Hoạt động chơi: + Chơi góc học tập : trẻ biết chọn các đối tượng giống nhau, trẻ biết đếm theo khả năng | |
37 | Trẻ biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. | - 1 và nhiều | - Hoạt động học : Toán: “1 và nhiều” Trẻ nói được các từ: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau | |
40 | Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản(mẫu) và sao chép lại. | - Xếp tương ứng 1 - 1, ghép đôi. | - Hoạt động học: + Toán “ Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi” | |
42 | Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: Tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. | - Nhận biết gọi tên các hình: Hình vuông, hình tròn, và nhận dạng hình đó trên thực tế.. | - Hoạt động học: + Nhận biết hình tròn, hình vuông. Trẻ nói được các từ: Hình tròn, hình vuông, lăn được,... | |
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ | ||||
44 | - Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản, Ví dụ: "Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ". | - Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản. | - Hoạt động học + Yêu cầu trẻ giơ hình và gọi tên, đọc thơ, hát - Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh: + Yêu cầu trẻ lấy bát, mời cô mời bạn, lấy gối và đi ngủ, đi rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Trẻ nghe và thực hiện yêu cầu của cô. | |
51 | - Trẻ đọc thuộc, bài thơ, ca dao, đồng dao. | - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. | - Hoạt động học: Trẻ nghe và đọc thuộc các bài thơ: + Bạn mới : "Bạn mới,Nhút nhát, đoàn kết” + Cô và mẹ :"Chào mẹ, sà,mọc, lon ton” + Bé yêu trăng: "Vằng vặc, Chị Hằng, Chú cuội” + Nghe các bài hát: Cô giáo, vui đến trường, Đêm trung thu, thật đáng chê | |
52 | Trẻ kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. | Kể lại một vài tình tiết của chuyện đã được nghe | -Họat động học: + Truyện Đôi bạn tốt Trẻ nghe hiểu và nói được từ ”Bạn, bạn tốt, đôi bạn tốt” | |
55 | - Trẻ biết nói đủ nghe không nói lí nhí. | - Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. | - Hoạt động học: + Đọc thơ, hát, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng đủ nghe. Thể hiện nét mặt phù hợp với bài thơ bài hát
| |
58 | - Trẻ thích vẽ, "Viết" ngệch ngoạc. | - Làm quen với cách đọc và viết Tiếng Việt. ` Hướng đọc, viết...từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới. | - Hoạt động chơi + Cho trẻ làm quen với cách đọc và viết tiếng việt ở góc học tập + Biết cách cầm sách truyên đúng chiều và đọc từ trên xuống dưới | |
Lĩnh vực tình cảm kỹ năng xã hội | ||||
61 | Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi | Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi. | - Hoạt động học: Trẻ mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi - Hoạt động chơi: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động | |
67 | Trẻ thực hiện được một số qui định ở lớp : Sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi. | Một số qui định của lớp ( để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ). | - Hoạt động chơi: Trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi sau giờ chơi. Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, không tranh dành đồ dùng đồ chơi của bạn - Hoạt động học: Cất đồ dùng đồ chơi sau tiết học
| |
70 | - Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.. | - Trẻ chơi hòa thuận với bạn bè | - Hoạt động chơi + TCVĐ: Bóng bay +TCHT: Xâu chuỗi hạt +TCDG:Chi chi chành chành +TCVĐ: Quả bóng nẩy + Góc xây dựng: Xây trường, xây lớp học, + Góc học tập: Xem tranh ảnh trường mầm non + Góc phân vai: Gia đình, cô giáo, bác sĩ + Góc âm nhạc: Hát bài hát về trường mầm non. Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, biết giúp dỡ các bạn trong nhóm, trong lớp. | |
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ | ||||
74 | - Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện. | - Trẻ nghe các bài hát, bản nhạc ( Nhạc thiếu nhi, dân ca). | - Hoạt động học: Âm nhạc: + Nghe hát :Hưởng ứng theo bài hát: Cô giáo, vui đến trường, đên trung thu, Thật đáng chê | |
76 | Trẻ hát tự nhiên, hát theo giai điệu của bài hát quen thuộc. | - Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. | - Hoạt động học: Âm nhạc: Hát: + Trường chúng cháu là TMN + Khúc hát dạo chơi + Cháu đi mẫu giáo | |
77 | Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa. | - Vận động theo ý thích khi nghe hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc. ` Sử dụng các dụng cụ gõ, đệm theo phách, nhịp. | - Hoạt động học: ÂM nhạc: VĐ: + Quả bóng tròn - Hoạt động chơi + trẻ sử dụng dụng cụ gõ đệm phách tre để thể hiện bài hát mình yêu thích ở góc âm nhạc. | |
79 | - Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.. | - Sử dụng một số kỹ năng vẽ tạo sản phẩm đơn giản | - Hoạt động học: Tạo hình: + Tô màu đường tới trường + Tô màu đồ dùng đồ chơi - Hoạt động chơi + Trẻ vẽ hình trên sân theo ý thích | |
81 | - Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 hoặc 2 khối | - Sử dụng một số kỹ năng nặn tạo sản phẩm đơn giản | - Hoạt động học: Tạo hình: + Nặn đồ chơi Trẻ sử dụng những kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo nên sản phẩm. | |
83 | - Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình. | - Nhận xét sản phẩm tạo hình. | - Hoạt động học: Tạo hình + Tô màu đường tới trường + Tô màu đồ dùng đồ chơi + Nặn đồ chơi Trẻ nhận xét được bài của mình và của bạn | |
84 | Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc. | - Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc | - Hoạt động học: AN: VĐ Quả bóng tròn | |
86 | - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình.. | - Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.. | - Hoạt động học: Tạo hình: + Tô màu đường tới trường + Tô màu đồ dùng đồ chơi + Nặn đồ chơi - Hoạt động chơi: + trẻ biết tạo nên sản phẩm trong khi chơi và đặt tên cho sản phẩm đó. | |
CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ về trường mầm non và lớp học của bé.
- Đò dùng đồ chơi trong lớp
- Tranh thơ, truyện theo chủ đề.
- Bóng, vạch chuẩn. Một số quả bóng nhựa, đồ chơi, túi cát….
- Đồ chơi phục vụ cho các góc chơi, góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập,
góc thiên nhiên. Một số trò chơi, bài hát về chủ điểm. Giấy, bút sáp, đất nặn cho cô, trẻ.
- Yêu cầu phụ huynh sưu tầm một số tranh ảnh về chủ đề trường mầm non- tết trung thu
- Đồ chơi nấu ăn, trang phục của đồ chơi bác sĩ, bác cấp dưỡng, cô giáo.
- Trao đổi với phụ huynh để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ treo tranh ảnh về trường mầm non, về những hoạt động vui đón trung thu và trang trí lớp theo chủ đề “Trường mầm non, tết trung thu”
- Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ giới thiệu về trường lớp của mình: Con học ở trường nào? Con học lớp nào? Cô giáo con tên là gì? Con ngồi cạnh bạn nào? Tết trung thu có hoạt động gì?
- Tuyên truyền tới phụ huynh về chủ đề mới và yêu cầu phụ huynh giúp đỡ thu lượm các đồ dùng phế liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON- TẾT TRUNG THU
(Thực hiện 4 tuần: từ ngày 3/9 đến 28/9/2018)
TUẦN 1: DẠY SÁNG
Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non của bé
(Thời gian thực hiện từ ngày 03/9 đến ngày 7/9 năm 2018)
Ngày dạy: T3, 4/09/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: TOÁN
Nhận biết gọi tên hình tròn hình vuông
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông, màu sắc.
- Trẻ có kỹ năng nhận biết hình, kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Trẻ nói và hiểu được các từ : “Hình vuông, hình tròn, lăn’’
- Trẻ có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 2 Hình tròn, 2 hình vuông, bảng, rổ, một số đồ chơi, ngôi nhà
- Thiết bị: Bảng gài, chiếu ngồi
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: 2 Hình tròn, 2 hình vuông, bảng con.
- Đồ chơi: Xắc xô.
- Trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ hát bài“ Quả bóng tròn ” + Bài hát nói về gì? + Quả bóng có dạng hình gì? + Con còn biết những đồ chơi gì có dạng hình tròn => Cô chốt lại giới thiệu bài 2. Nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông. * Chọn hình theo mẫu - Cô giơ hình lên và giới thiệu với trẻ về hình tròn. + Trên tay cô là hình tròn. Hình tròn có một đường cong tròn khép kín - Các con hãy tìm nhanh hình giống của cô và ở trong rổ của mình và giơ lên. - Cô và các con đang cầm hình gì trên tay? - Đúng rồi. Đây là hình tròn. Chúng mình cùng nói to với cô “Hình tròn” - Cô cho trẻ trốn cô. - Cô lấy hình vuông cho trẻ quan sát. - Con hãy lấy hình giống cô nào. + Đây là hình gì? - Cô nói “ hình vuông” - Cho cả lớp nói - Cô cho tổ, cá nhân nói - Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích và khen trẻ. * Chọn hình theo tên gọi - Con hãy tìm hình tròn và giơ lên nào. + Con đang cầm trên tay hình gì? - Cho trẻ nói “Hình tròn” - Hình tròn có màu gì? - con hãy sờ tay vào hình tròn và cho cô biết hình tròn có đặc điểm gì? - Cô chốt lại: Hình tròn có một đường cong tròn khép kín, không có cạnh. - Cô cho trẻ lăn hình tròn và hỏi: + Các con thấy hình có lăn được không? - Cô cho trẻ nói từ “lăn được” - Cô cho lên tìm đồ chơi có dạng hình tròn, động viên, khuyến khích trẻ. - Trong rổ của con còn hình gì? -Con hãy giơ hình vuông lên nào? - Cho trẻ nói “Hình vuông” - Cô cho cả lớp nhắc lại vài lần. + Hình vuông có màu gì? - Cô cho trẻ sờ vào hình vuông và hỏi trẻ + Các con thấy hình vuông như thế nào? - Cô nhắc lại đặc điểm hình vuông . - Cô cho trẻ đếm các cạnh của hình vuông và hỏi trẻ. + Hình có mấy cạnh? - Cho trẻ lăn hình và hỏi trẻ + Hình vuông có lăn được không? + Vì hình vuông không lăn được? - Cô cho trẻ lên tìm đồ chơi có dạng hình vuông - Cô cùng cả lớp kiểm tra và nói lại hình dạng của đồ chơi đó. * Trò chơi “Thi ai nói nhanh” - Lần 1: Cô nói tên hình gì trẻ tìm và chọn hình đó giơ lên. -Lần 2: Cô nói đặc điểm trẻ giơ hình - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích, khen trẻ. - Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài. 3. Trò chơi “Tìm về đúng nhà” - Cách chơi: Cô có 2 ngôi nhà hình vuông, ngôi nhà hình tròn, các bạn vừa đi vừa hát khi cô nói “tìm nhà”các bạn chạy về đúng nhà với hình trên tay - Luật chơi: Bạn nào về sai nhà bạn đó nhảy lò cò. - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. * Kết thúc: Cô cho trẻ hát một bài ra ngoài. |
- Cô cùng cả lớp hát 1 lần - Quả bóng - dạng hình tròn - Đồng hồ, quả cầu... - Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ tìm hình tròn giơ lên
- Hình tròn. - Trẻ nói
- Trẻ nhắm mắt lại - Trẻ quan sát - Trẻ lấy hình giống cô - Hình vuông - Trẻ nghe - Trẻ nói
- Hình tròn - Trẻ nói - Màu xanh - Có đường cong tròn khép kín
- Trẻ lăn hình - Có ạ - Trẻ nói - Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô. - Hình vuông - Trẻ giơ hình vuông. - Trẻ nói
- Màu vàng - Trẻ sờ - Có các cạnh
- Có 4 cạnh - Trẻ thực hiện - Không lăn được - Vì có các cạnh - Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn và tham gia chơi trò chơi - Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và ra chơi |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
Ngày soạn: 3/9/2018
Ngày dạy: T4, 5/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
Thơ: Bạn mới
(ĐC: Nguyễn Thi Nga Hiệu trưởng dạy thay)
Ngày soạn: 4/9/2018
Ngày dạy: T5, 6/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH
Tô màu đường đến trường (mẫu)
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng cầm bút,kỹ năng tô màu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, tô màu không bị chờm ra ngoài
- Trẻ yêu quý sản phẩm của mình, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: + Tranh mẫu của cô.
2. Chuẩn bị của trẻ: + trang phục gọn gàng, sạch sẽ
+ Tranh để trẻ tô màu, bút màu, bàn ghế
+ Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gởi mở - Cô và trẻ trò chuyện về trường mầm non - Con đang học ở trường nào? - Các con đang học lớp nào? - Ai đưa con đến trường? - Hàng ngày đi trên con đường đến trường con thấy ngôi trường mầm non chúng ta như thế nào? - Hôm nay cô và các con cùng tô mầu đường đi đến trường 2. Thảo luận cách thực hiện - Cô cùng trẻ xem tranh và đàm thoại theo bức tranh - Bức tranh có những gì? - Con đường cô tô màu gì? - Bên cạnh con tường đến trường còn có gì? - Cây hoa có màu gì? - Để có bức tranh đẹp các con phải làm gì? => Bức tranh được cô tô màu sắc rất đẹp, cô tô không để màu bị chờm ra ngoài cô tô đều màu... 3. Cô tô mẫu - Cô cầm bút màu tay phải cầm bằng ba đầu ngón tay, cô tô con đường bằng mầu nâu, khi tô chú ý không để màu bị chườm ra bên ngoài của bức tranh, tô xong con đường cô chuyển sang tô cây hoa ben đường, tô xong cô tô nền cho bức tranh 4. Trẻ thực hiện - Cô dạy trẻ cách ngồi, tư thế cầm bút. - Trẻ tô cô bao quát nhắc nhở tô đều và đẹp 5. Trưng bày sản phẩm - Cô giúp trẻ treo tranh lên giá - Mời một số bạn lên nhận xét bài của bạn cách tô màu, bạn tô đã đều và đẹp chưa - Cô giới thiệu một số bài đẹp, nhận xét một số bài chưa đẹp - Cô cho trẻ hát 1 bài nhẹ nhàng ra chơi |
- Cả lớp hát 1 lần - Trường mầm non Núa ngam - Trẻ kể theo ý của trẻ.
- Rất đẹp ạ
- Vâng ạ
- Trẻ trả lời - Con đừng đến trường - Màu nâu - Cây hoa - Màu xanh - Tô đều màu không chờm ra ngoài
- Trẻ chú ý xem cô tô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ treo tranh lên giá. - Chọn bài trẻ thích và nhận xét bài tô của bạn
- Trẻ hát và ra ngoài chơi. |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
Ngày soạn: 5/9/2018
Ngày dạy: T6, 7/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm non
Nghe hát: Cô giáo
Trò chơi: Bạn nào hát
I. Mục tiêu
- Trẻ biết bài hát, trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. Trẻ biết lắng nghe bài hát “Cô giáo”, biết chơi trò chơi "Bạn nào hát"
- Trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu, Kỹ năng nghe hát kỹ năng chơi trò chơi.
- Trẻ yêu trường lớp, lễ phép với cô giáo đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị cô: + Nhạc, Mũ chóp.
2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
+ Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở: - Các con đang học ở trường nào? - Chúng mình học ở lớp nào? - Đến trường có những ai? - Cô giáo thường làm những công việc gì? - Các con phải học tập như thế nào? -> Đến trường mầm non rất là vui, được cô giáo dạy hát, múa, đọc thơ, kể chuyện… Giờ học hôm nay cô con mình cùng hát vang bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” 2. Dạy hát - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. *Cô hát mẫu -Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm - Lần 2: Hát theo nhạc và kết hợp vận động minh họa * Dạy trẻ hát - Dạy cả lớp hát 3 - 4 lần. - Cho từng tổ nhóm cá nhân lên hát. - Trẻ hát cô bao quát sửa sai kịp thời cho trẻ - Cho cả lớp lại 1 lần 3. Nghe hát. “Cô giáo” - Ở nhà mẹ rất yêu các con, đến lớp cô giáo cũng yêu các con như vậy, tình yêu ấy được thể hiện qua bài hát “Cô giáo” cô sẽ hát tặng cho các con bài hát này nhé. - Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe chọn vẹn bài hát - Lần 2: Cô hát múa minh họa - Lần 3: Cô cho trẻ nghe qua băng => Qua bài hát này các con phải yêu quý cô giáo của mình và lễ phép với cô giáo, yêu trường lớp, đoàn kết với bạn bè. 4. Trò chơi “Bạn nào hát” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. - Cô cho trẻ hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non” và ra ngoài chơi. |
- Trẻ trả lời - Lớp mẫu giáo bé - Có cô giáo và các bạn - Dạy học… - Chăm ngoan học giỏi - Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô hát - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp hát - Tổ, nhóm, cá nhân…
- Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi
- Cả lớp hát và ra ngoài |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
TUẦN 2: DẠY CHIỀU
Chủ đề nhánh 2: Lớp học thân yêu của bé
( Thực hiện từ 10/9/ đến 14/9/2018)
Ngày soạn: 8/9/2018
Ngày dạy: Thứ 3, 10/9/2018
TRÒ CHƠI MỚI
TCHT: Xâu chuỗi hạt
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi của trò chơi: xâu chuỗi hạt.
- Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ. Có kỹ năng vận động nhanh nhẹn.
- Trẻ có hứng thú khi tham gia chơi. Trẻ đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: + Kiểm tra tình trạng sức khoẻ cho trẻ
2. Chuẩn bị của trẻ: +Trang phục trẻ gọn gàng
+ Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ hát bài "Cháu đi mẫu giáo” - Cô và cả lớp vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về gì? - Cô tóm tắt lại nội dung cuộc đàm thoại với trẻ, dẫn dắt giới thiệu vào Trò chơi “ Xâu chuỗi hạt” 2. Hướng dẫn trẻ chơi - Cách chơi: Chia trẻ thành nhiều nhóm để chơi. Xâu thành dây có các hạt chung một màu 3. Cô chơi mẫu - Cô chơi mẫu 2 lần - Cho 2 trẻ nhanh nhẹn lên chơi mẫu cùng cô * Trẻ chơi - Tổ chức chơi cho trẻ chơi 4 - 5 lần, trong khi trẻ chơi cô bao quát và sửa sai cho trẻ - Luôn động viên khuyến khích trẻ chơi 4. Kết thúc - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi - Cô nhận xét khen trẻ - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài |
- Trẻ hát cùng cô - Bài hát cháu đi mẫu giáo - Các bạn đi mẫu giáo - Trẻ chú ý nghe
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu
- Trẻ quan sát - Trẻ chơi mẫu
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
TUẦN 3: DẠY SÁNG
Chủ đề nhánh 3: Trò chuyện về tết trung thu
Thực hiện từ ngày 17/9 đến 21/9/2018
Ngày soạn : 15/9/2018
Ngày dậy: Thứ 2.17/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Lăn bóng và đi theo bóng
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng lăn bóng nhanh nhẹn và khéo léo
- Trẻ biết lăn bóng và đi theo bóng
- Trẻ thường xuyên tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô:
+ Bóng. Sắc xô, rổ, 3 cái chai, vòng nhỏ.
2. Chuẩn bị của trẻ:
+ Trang phục gọn gàng
+ Tâm thế: Trẻ vui vẻ thoải mái, tự tin
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Khởi động - Cho trẻ đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường - chạy chậm - đi thường. 2. Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Tay: 2 Tay đưa lên cao, ra trước. Tay co duỗi + Bụng: Quay sang trái, sang phải + Chân: Bước lên phía trước Bật tại chỗ b. Vận động cơ bản - Đội hình hai hàng ngang đối diện - Giới thiệu tên bài: Lăn bóng và đi theo bóng - Cô làm mẫu: - Cho hai tổ thi đua với nhau Ném bóng xong rồi đứng xuống ở cuối hàng. - Luật chơi: Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ đội đó giành chiến thắng |
-Trẻ đi theo yêu cầu của cô.
+ - 2 lần 4 nhịp + - 2 lần 4 nhịp + - 2 lần 4 nhịp - - 2 lần 4 nhịp - 2 lần 4 nhịp
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ tập mẫu cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua theo tổ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lthực hiện |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
Ngày soạn: 16/9/2018
Ngày dạy:Thứ 3.18/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
Trò chuyện về tết trung thu
I. Mục tiêu
- Trẻ biết được ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu dành cho các bạn nhỏ
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về đêm trung thu, có bánh, mâm ngũ quả, đèn ông sao.
- Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ nói và hiểu các từ “Mâm ngũ quả, đèn ông sao, Múa lân...”
- Trẻ vui vẻ, chơi đoàn kết
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: + Hình ảnh rước đèn, mân ngũ quả, phá cỗ
2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng
+ Bảng con, đất nặn đủ cho mỗi trẻ
+ Tâm thế: Trẻ vui vẻ thoải mái.
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở. - Cô và cả lớp cùng hát: “Rước đèn” + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? + Đêm trung thu có những gì? => Chúng mình vừa hát bài Rước đèn. Trong bài hát các bạn nhỏ đi rước đèn trong đêm trung thu. Đêm trung thu rất vui các con được đi rước đèn ông sao, có mâm ngũ quả vả có rất nhiều bánh kẹo….. 2. Trò chuyện đêm trung thu - Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về ngày tết thu (Rước đèn, xem múa lân, phá cỗ, có bánh dẻo, bánh nướng) * Hình ảnh đèn ông sao + Đây là hình ảnh gì? + Con có nhận xét gì về đèn ông sao? + Cho trẻ nói từ “đèn ông sao” * Hình ảnh múa lân + Các bạn nhỏ trong hình ảnh đang làm gì? + Trẻ nói từ “Múa lân” + Đây là con gì? (Con sư tử) + Trong ảnh còn có ai nữa? + Tay các bạn cầm cái gì? + Các con có thích được đi rước đèn không? + Khi đi các con phải đi như thế nào?
* Hình ảnh mâm ngũ quả + Trong tranh có mấy loại quả ? +Là những loại quả gì? + Trẻ nói từ “ Mâm ngũ quả” * Hình ảnh Phá cỗ + Các bạn nhỏ đang làm gì? + Trung thu thường có những loại bánh gì? + Con thích ăn bánh gì nhất? + Trong khi phá cỗ còn diễn ra hoạt động gì nữa? + Con thuộc bài hát gì về đêm trung thu? => Các con vừa được quan sát những hình ảnh về hoạt động diễn ra trong đêm trung thu: Có đèn ông sao, đèn cá chép các bạn đang đi ruớc đèn đưới ánh trăng. Có múa lân, múa rồng. Có bánh dẻo, bánh nướng, mâm ngũ quả. => Đêm trung thu là đêm rất vui lúc đó cả nhà xum họp quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những chuyện ui và cùng nhau phá cỗ … * Biểu diễn văn nghệ chào mừng trung thu. - Cô tổ chức 3 – 4 tiết mục văn nghệ cho trẻ biểu diễn. - Cô đóng vai trò người dẫn chương trình – trẻ múa hát. 3. Kết thúc: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân. |
- Cả lớp hát - Rước đèn - Rước đèn ông sao - đèn ông sao, bánh kẹo... - Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý quan sát
- Đèn ông sao - Trẻ trả lời - Trẻ nói
- Múa lân - Trẻ nói - Con sư tử - Chú cuội, bờm... - Cầm đèn ông sao - Có ạ - Đi theo hàng không chen nhau
- có 5 loại quả - trẻ kể tên - Trẻ nói
- Phá cỗ - Bánh dẻo, bánh nướng.. - Trẻ trả lời - Biểu diễn văn nghệ - Trẻ trả lời - Trẻ nói
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ ra chơi |
Đánh giá trẻ hằng ngày
Tình trạng sức khỏe của trẻ:
|
Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
Kiến thức kỹ năng: |
Ngày soạn: 17/9/2018
Ngày dạy:Thứ 4.19/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
Thơ: Bé yêu trăng
(Đ/c Nguyễn Thị Nga Hiệu Trưởng dạy thay)
Ngày soạn: 18/9/2018
Ngày day: Thứ 5.20/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: TOÁN
Một và nhiều
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết nhóm có một đối tượng, nhóm có nhiều đối tượng.
- Trẻ có kỹ năng quan sát và so sánh một và nhiều
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô. Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: cờ, bảng, rổ, ống cờ, một số đồ chơi, ngôi nhà
- Thiết bị: Bảng gài, chiếu ngồi
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 3 lá cờ.
- Đồ chơi: Xắc xô, vòng, cờ
- Trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham gia hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Trẻ chơi trò chơi “Mũi- mồm- tai” Hỏi trẻ: - Các con vừa chơi trò chơi gì - Con có mấy mũi, mấy cằm, mấy tai? - Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài...tặng quà 2. Nhận biết một và nhiều. - Trốn cô! Trốn cô! + Trên tay cô có gì? + Mấy ống cờ? - Trẻ nhắc lại “một” +Mấy lá cờ nhỉ?
+ Nhiều lá cờ cô chia cho mỗi bạn mấy lá cờ? + Trên đây cô có mấy ống cờ? - Con hãy lên cắm những lá cờ vào ống nào? + Trong ống cờ có bao nhiêu lá cờ? - Trong rổ của các con có gì? + Mỗi bạn có mấy bông hoa? + Trên bàn cô có gì? + Cô có mấy lọ hoa? - Con hãy lần lượt mang những bông hoa của mình vào lọ giúp cô nào? + Con hãy cho cô biết có mấy lọ hoa? + Lọ hoa có bao nhiêu bông hoa? => Có 1 lọ hoa, 1 ống cờ, nhưng có nhiều bông hoa và nhiều lá cờ. - Trên bảng cô đã gắn 1 con mèo. Và mời 1 bạn lên gắn nhiều con cá sang bên cạnh nào. + Trên bảng cô có mấy con mèo? + Cô có mấy con cá? * Cô khái quát lại : Tất cả các nhóm có số lượng là 1 như 1 lọ hoa, 1 ống cờ, 1 con mèo ....được gọi là 1 - Còn các nhóm có số lượng từ 2 trở lên như 2 con cá,.....còn được gọi là nhiều 3. luyện tập Trò chơi “Về đúng nhà” - Cách chơi: trên đây cô giáo có 2 ngôi nhà. 1 ngôi nhà có 1 chấm tròn. 1 ngôi nhà có nhiều chấm tròn. Tay con cầm lô tô có chấm tròn. Các con vừa đi vừa hát 1 bài hát, khi có hiệu lệnh tìm nhà con hãy tìm về ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với chấm tròn ở lô tô trên tay của con. - Luật chơi: Phải tìm về đúng ngôi nhà có chấm tròn tương ứng. bạn nào sai phải nhảy lò cò về ngôi nhà đúng - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát nhận xét 4. kết thúc - Cô nhận xét tiết học.. |
-Mũi-mồm-tai - Trẻ trả lời
- Trẻ nhắm mắt - Có ống cờ - Một ống cờ - Trẻ nói - Nhiều lá cờ - Trẻ nói - Trẻ cầm lá cờ - 1 lá cờ - 1 ống cờ - Trẻ thực hiện - Nhiều lá cờ - Bông hoa - 1 bông hoa - lọ hoa - 1 lọ hoa - Trẻ thực hiện
-1 lọ hoa - Nhiều bông hoa
- 1 con mèo - nhiều con cá
- Trẻ chơi
- Trẻ ra chơi |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
Ngày soạn: 19/9/2108
Ngày dạy: 6.21/9/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
Dạy hát: Khúc hát dạo chơi
Nghe hát: Đêm trung thu
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát " Khúc hát dạo chơi " biết lắng nghe bài hát: “Đêm trung thu”. Biết chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Trẻ có kỹ năng hát, nghe nhạc. Có kỹ năng chơi trò chơi. Trẻ tự tin, mạnh dạn
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị cô: + Đàn nhạc, máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
+ Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Các bạn học ở đâu? - Trong lớp có những bạn nào? - Khi đến lớp được học hát, học múa, các bạn chơi đùa vơi nhau. Có bài hát mà hằng ngày các bạn vẫn cùng hát: “Khúc hát dạo chơi” 2. Dạy hát: Khúc hát dạo chơi - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. *Cô hát mẫu -Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm - Lần 2: Hát theo nhạc và kết hợp vận động minh họa * Dạy trẻ hát - Dạy cả lớp hát 3 - 4 lần. - Cho từng tổ nhóm cá nhân lên hát. - Trẻ hát cô bao quát sửa sai kịp thời cho trẻ - Cho cả lớp lại 1 lần 3. Nghe hát. “Đêm trung thu” - Sắp đến ngày trung trng thu rồi. chúng mình làm gì để đón trung thu nào? - Vậy hôm nay cô sẽ hát tặng cho các con nghe bài: Đêm trung thu nhé” - Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe chọn vẹn bài hát - Lần 2: Cô hát múa minh họa - Lần 3: Cô cho trẻ nghe qua băng 4. Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. 5: Kết thúc: Cô cho trẻ ra ngoài chơi. |
- Trẻ trả lời - Các bạn - Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô hát - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp hát - Tổ, nhóm, cá nhân…
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi
- Trẻ ra ngoài |
Đánh giá trẻ hằng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Thái độ, trạng thái xúc cảm, hành vi: |
|
- Kiến thức kỹ năng: |
|
TUẦN 4: DẠY CHIỀU
Chủ đề nhánh 4: Đồ dùng đồ chơi của lớp
( Thực hiện từ 24/9/ đến 28/9/2018)
Ngày soạn: 23/9/2018
Ngày dạy: Thứ 3, 25/9/2018
TRÒ CHƠI MỚI
TCDG: Chi chi chành chành
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi của trò chơi: chi chi chành chành.
- Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ. Có kỹ năng vận động nhanh nhẹn.
- Trẻ có hứng thú khi tham gia chơi. Trẻ đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: + Kiểm tra tình trạng sức khoẻ cho trẻ
2. Chuẩn bị của trẻ: +Trang phục trẻ gọn gàng
+ Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Giới thiệu trò chơi - Cô trò chuyện - Giới thiệu trò chơi “Chi chi chành chành” 2. Hướng dẫn trẻ chơi - Cách chơi: - Cô ngồi, xoè bàn tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi Chi- chi - chành - chành”: + Khi đọc đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại. 3. Cô chơi mẫu - Cô chơi mẫu 2 lần - Cho 2 trẻ nhanh nhẹn lên chơi mẫu cùng cô * Trẻ chơi - Tổ chức chơi cho trẻ chơi 4 - 5 lần, trong khi trẻ chơi cô bao quát và sửa sai cho trẻ - Luôn động viên khuyến khích trẻ chơi 4. Kết thúc - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi - Cô nhận xét khen trẻ - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài |
- Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu
- Trẻ quan sát - Trẻ chơi mẫu
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
Đóng chủ đề
- Đàm thoại với trẻ giúp trẻ tổng hợp được những điều khám phá về chủ đề
- Trẻ biết tên trường lớp, tên cô giáo, tên các bạn.
- Biết tên gọi,đặc điểm, công dụng đồ chơi đồ dùng của lớp, của trường.
- Nhận biết hình vuông hình tròn. Nhận biết một và nhiều
- Trẻ biết sử dụng kĩ năng tạo hình: xoat tròn, lăn dọc, ấn bẹt
- Trẻ đọc thơ và kể chuyện diễn cảm
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa những bài có liên quan đến chủ đề.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn